In ống đồng là gì?

in ống đồng

 

In ống đồng là gì?

In ống đồng là gì? In ống đồng (in lõm) là kỹ thuật in ấn sử dụng trục in được mạ một lớp đồng dày khoảng 10 microns và các phần tử in như hình ảnh, chữ viết,… được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in ống đồng, còn các phần tử không cần in sẽ nằm trên bề mặt trục in. Kỹ thuật in ống đồng thường được in chủ yếu ở dạng cuộn, có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của máy in ống đồng

Nguyên lý hoạt động như sau:
Trước tiên, trục in được nhúng vào máng mực, khi đó mực sẽ thấm vào bề mặt khuôn in và thấm vào các phần tử lõm trên bề mặt khuôn.
Sau đó, hệ thống dùng dao gạt mực gạt bỏ đi phần mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, phần mực còn lại nằm ở trong phần tử lõm trên khuôn.
Cuối cùng, mực ở phần lõm này được truyền sang các bề mặt vật liệu nhờ áp lực in cao, chúng sẽ bám vào vật liệu và được sấy để tạo nên một bản in hoàn chỉnh.

Cấu tạo của khuôn in trong máy in ống đồng

Cấu tạo chi tiết của khuôn in trong công nghệ in ống đồng bao gồm:
Khuôn in của kỹ thuật in ống đồng thường có cấu tạo dạng trục kim loại và được làm bằng thép. Bên ngoài bề mặt trục kim loại được mạ một lớp đồng mỏng và các chi tiết, hình ảnh cần in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng được mạ này bằng hệ thống máy khắc chuyên dụng.

Cấu tạo của công nghệ in ống đồng ra sao?
Cấu tạo của công nghệ in ống đồng ra sao?

Sau khi đã khắc đầy đủ chi tiết, lớp đồng này sẽ tiếp tục được mạ một lớp crom mỏng để bảo vệ các chi tiết được in trên lớp đồng vừa được khắc xong trên lớp mạ đồng mỏng.
Đối với kỹ thuật in ống đồng, khách hàng có nhu cầu muốn phục chế hay in tái bản chỉ cần bảo quản tốt và độ chính xác cho mẫu trục đã được khắc các chi tiết sản phẩm có nhu cầu in lại, phục chế hay tái bản.

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật in ống đồng

Khác với các hình thức in ấn khác như in in offset, chồng màu thì kỹ thuật in ống đồng mang lại những ưu điểm nổi bật như:
– Màu sắc, hình ảnh sinh động, thu hút và bắt mắt.
– Độ bền của trục in ống đồng lớn có thể in tái bản để sử dụng.
– Tốc độ in nhanh đạt 200m/phút đối với máy in hiện đại.
– Độ chính xác cao.
– Trục in có độ bền cao, do đó có thể sử dụng để in tái bản, hình ảnh chân thực có chiều sâu.

Quy trình in ống đồng

Hiện nay, in trục ống đồng đang ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong in ấn bao bì. Theo đó, khi thực hiện quy trình in trục ống đồng, sản phẩm phải trải qua 6 bước sau đây:

Bước 1: Thiết kế mẫu

Các mẫu in ấn sẽ được thiết kế và duyệt trên máy tính trong không gian 3 chiều, tiếp theo sẽ dựa vào các mẫu in phù hợp để tạo chữ, thiết kế hình ảnh bắt mắt, ấn tượng và truyền đạt thông điệp của sản phẩm.

Bước 2: Chế tạo bản in

Tiếp theo, hình ảnh hay các phần tử sẽ được khắc lên lớp đồng của trục in bằng kỹ thuật điện tử, cơ học, quang học, điện phân,…

Bước 3: Bố trí khuôn in

Ở bước này các vật liệu in, các khuôn in được sắp xếp một cách khoa học, sao cho tối ưu nhất chi phí sản xuất để giảm giá thành in ấn xuống mức thấp nhất.

Bố trí khuôn in
Bố trí khuôn in

Bước 4: In hình ảnh

Khởi động máy, tiến hành in các hình ảnh lên vật liệu như: bao bì, kim loại, nhựa mỏng, giấy,… dựa trên nguyên lý in ống đồng.

In hình ảnh lên chất liệu
In hình ảnh lên chất liệu

Bước 5: Làm khuôn bế tạo hình cho bao bì

Tại bước này, máy in sẽ được gắn dao cắt và dao tạo rãnh trên một tấm gỗ để tạo
khuôn bế. Sau đó, máy sẽ cắt và tạo rãnh tờ in theo hình dạng thiết kế hoặc cắt thành các nhãn riêng biệt tùy mẫu thiết kế ban đầu.

Bước 6: Gia công tờ in thành sản phẩm

Cuối cùng là công đoạn dán nếp, cắt bỏ những phần thừa hoặc gắn quai để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Ứng dụng in ấn trong cuộc sống

Công nghệ in ống đồng được ứng dụng trong ngành bao bì màng nhựa sản phẩm, thực phẩm như: bột giặt, nước rửa chén, bánh kẹo Bibica, cà phê Trung Nguyên,… đều được in bằng kỹ thuật in lõm này. Bên cạnh đó, kỹ thuật  in ống đồng còn có thể in trên các vật liệu như: giấy, màng nhựa dẻo, màng kim loại,… nhưng chủ yếu ở dạng cuộn.

error: Content is protected!!
Liên hệ