Tên sản phẩm | TRICHLOROETHYLENE (TCE) |
Tên khác | Dichloroethylene, TCE |
Công thức hóa học | C2HCL3 |
CAS | 79-01-6 |
Hàm lượng | 99.9% |
Xuất sứ | ASAHI (JAPAN) |
Đóng gói | 290 Kg/Phuy |
Tính chất | – Khối lượng phân tử:132.39 g/mol – Ngoại quan: Chất lỏng không màu – Mùi: Ngọt nhẹ – Tỉ trọng: 1.46g/cm3 – Nhiệt độ đông đặc: -73 ºC – Nhiệt độ sôi: 87.2 ºC – Tính tan trong nước: 1.28 g/L – Áp suất hơi: 14 kPa – Độ nhớt: 0.53 cP (25 ºC) |
Ứng dụng | – Là dung môi cho nhiều loại nguyên liệu hữu cơ. – Khi nó được sản xuất rộng rãi vào những năm 1920, ứng dụng chính của TCE là dùng để ly trích dầu thực vật từ các nguyên liệu như đậu nành, dừa, cọ. Một ứng dụng khác trong công nghiệp thực phẩm là dùng để ly trích caffein trong cafe, và điều chế hương chiết xuất từ hoa bia và các loại gia vị – Từ những năm 1930 đến 1970, ở châu Âu và Bắc Mỹ, TCE được sử dụng như một chất hơi gây mê. Trong những năm 1940, TCE được dùng để thay thế cho cloroform (CHCl3)và ether trong việc gây mê. Nhưng đến những năm 1950, nó lại bị thay thế bởi halothane (F3C-CH(Cl)Br) do đặc tính gây mê nhanh và hồi phục nhanh hơn. Sản phẩm được bán ra ở Anh bởi công ty ICI với tên thương mại Trilene có màu dương để tránh nhầm lẫn với chloroform vì có mùi khá giống nhau – Nó cũng được sử dụng như một dung môi giặt khô, sau này được thay bởi tetrachloroethylene (còn gọi là Perchloroethylene viết tắt là PCE). – Ứng dụng lớn nhất của TCE là dùng để tẩy dầu mỡ cho kim loại |
Bảo quản | Nơi khô ráo, thoáng mát, Tránh xa nguồn nhiệt |
Những lưu ý trong quá trình sử dụng và bảo quản Trichloroethylene
Ảnh hưởng của Trichloroethylene đối với con người
TCE không tồn tại trong tự nhiên, nó đã được tìm thấy trong không khí, các nguồn nước ngầm và nhiều vùng nước mặt do quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ hóa chất. Nếu sử dụng nước nhiễm, hít hơi hóa chất từ nước thì TCE sẽ di chuyển từ dạ dày hoặc phổi vào máu. Ngoài ra, nó còn xâm nhập qua da vào cơ thể. Khi không may cho đất nhiễm Trichloroethylene vào miệng hoặc da chạm phải hay hít phải bụi từ đất cũng sẽ phơi nhiễm với TCE. Nếu cây trồng, rau củ quả được trồng trên vùng đất bị nhiễm TCE thì cũng có khả năng là nguồn phơi nhiễm nếu con người ăn phải.
– Nếu hít phải trong thời gian ngắn hay lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của con người (CNS) với các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, lú lẫn, hưng phấn, tê mặt và suy nhược.
– TCE cũng gây kích ứng da, viêm da, kích ứng mắt nếu tiếp xúc.
– Khi hóa chất nhiễm vào cơ thể sẽ gây độc hại ở gan, thận, dẫn đến ung thư. Các nghiên cứu trên động vật đã báo cáo sự gia tăng các khối u phổi, gan, thận, tinh hoàn và ung thư hạch bạch huyết có liên quan đến sự phơi nhiễm với TCE.
Chính vì vậy cần đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, sử dụng để hạn chế độc tính ở mức thấp nhất.
Lưu ý khi bảo quản Trichloroethylene
– TCE là chất dễ bay hơi. Tuy là chất không dễ cháy, nhưng hơi trichloroethylene có nồng độ cao trong không khí ở nhiệt độ cao có thể cháy nhẹ. TCE khi tiếp xúc với ngọn lửa hoặc hồ quang điện với sự có mặt của sắt, đồng, kẽm hoặc nhôm, có thể tạo thành phosgene, một loại khí có độc tính cao. Ngoài ra, TCE khi có nhiệt và chất oxy hóa mạnh (ví dụ: tetraoxit) sẽ xảy ra phản ứng dữ dội. Ngay cả khi không có nguồn nhiệt, TCE có thể phản ứng với kiềm mạnh (ví dụ NaOH) để tạo thành dichloroethylene rất độc, dễ cháy và dễ nổ. Axit pecloric cũng phản ứng dữ dội với TCE. Hơn nữa, TCE tạo thành hỗn hợp nổ do va chạm với nhôm, berili, lithium, magie hoặc titan.
Do vậy:
– TCE nên được đóng gói trong can nhựa hoặc phuy kín nắp kín.
– Những thùng phuy này cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát vì TCE sẽ phân hủy từ từ thành HCl ăn mòn khi tiếp xúc với ánh sáng và hơi ẩm.
– Nơi bảo quản nên tránh xa nguồn nhiệt, các chất dễ cháy.
– Có hệ thống chữa cháy để xử lý kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng
– TCE gây kích thích cho hệ hô hấp. kích ứng da nên khi làm việc với hóa chất phải trang bị đầy đủ mặt nạ, khẩu trang, găng tay, trang phục bảo hộ lao động.
– Khi xảy ra sự cố như hít phải hơi TCE thì phải đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí. Nếu nạn nhân không phục hồi nhanh thì phải chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
– Nếu dính trên da: Cởi bỏ quần áo bị dính hóa chất. Rửa sạch vùng da bị bị nhiễm hóa chất. Đưa nạn nhân đến gặp bác sĩ để được nghe tư vấn nếu xuất hiện các triệu chứng nặng hơn.
– Nếu dính trên mắt: Tháo kính áp tròng (nếu có). rửa với nước, đưa nạn nhân đến gặp bác sĩ.
– Nếu nuốt phải: Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Hiện nay, Trichloroethylene đang được phân phối trực tiếp tại HUNGPHUCCHEM với giá thành cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng.